Mỹ phẩm gây ô nhiễm môi trường và xu hướng phát triển của ngành

Tác giả: Admin Ngày đăng: 10/07/2020

Phụ nữ cần có mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp và tô điểm cho cuộc sống thêm rạng rỡ. Có lẽ bạn cũng không thể ngờ được rằng chính thói quen yêu thương bản thân này lại vô tình ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi mỹ phẩm làm ô nhiễm môi trường của chúng ta!

1. Hợp chất có trong các loại mỹ phẩm

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các loại mỹ phẩm cũng là một nguồn gây ô nhiễm. Họ đã xác định được hợp chất có tên là decamethylcyclopentasiloxan hoặc D5 siloxane, chứa silicon, mang nhiều điểm khác biệt so với các hợp chất hữu cơ khác.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado và Đại học California Berkeley (Mỹ), bây giờ thậm chí khói bụi từ các phương tiện giao thông còn không nguy hiểm bằng sự ô nhiễm không khí gây ra do các loại mỹ phẩm làm đẹp.

2. Mỹ phẩm gây ô nhiễm như thế nào?

Trung bình, một. người sử dụng các sản phẩm có chứa tổng cộng khoảng 100–200 mg D5 mỗi ngày, gần bằng trọng lượng của một nửa viên thuốc aspirin. Một phần nhỏ của các sản phẩm này cuối cùng đi xuống cống theo nước khi chúng ta tắm.


Tuy nhiên, phần lớn hợp chất này còn lại trên cơ thể chúng ta và cuối cùng đi vào bầu khí quyển. D5 cũng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác, bao gồm đất, đại dương và các mô của cá và con người. Nồng độ D5 đạt cao nhất vào buổi sáng, thời gian khi hầu hết mọi người tắm, dùng các loại mỹ phẩm và sau đó rời khỏi nhà để đi làm.


Các nhà khoa học cũng quan sát thấy một lượng lớn phát thải benzene vào buổi sáng, khi mọi người lái xe đi làm. Trong giờ cao điểm buổi sáng, lượng phát thải D5 và benzen gần như tương đương. Nói cách khác, tại thời điểm này trong ngày, lượng các chất hữu cơ bốc hơi từ cơ thể chúng ta có thể so sánh với lượng chất hữu cơ phát thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.

3. Xu hướng phát triển của ngành

Với hàng tấn mỹ phẩm được sản xuất mỗi năm, việc gây ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với xu hướng xanh đang ngày càng lan rộng, rất nhiều thương hiệu đã và đang dần mở ra tương lai cho ngành mỹ phẩm thân thiện với môi trường.

- Bao bì
Hầu hết vỏ chai dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng… đều được làm từ nhựa và chúng mất cả ngàn năm để phân hủy. Đáng buồn hơn, rất ít người tái chế chai lọ mỹ phẩm nhựa. Theo thống kê của Garnier, tại Anh quốc, chỉ có 56% bao bì mỹ phẩm gia dụng được tái chế. Tại Mỹ, con số này còn thấp hơn 30%.


Giải pháp “xanh” trở thành mục tiêu hành động của các hãng mỹ phẩm. Nhiều hãng mỹ phẩm đã mạnh tay thay toàn bộ lọ nhựa của sản phẩm thành thuỷ tinh mặc dù giá thành của những lọ thủy tinh này đắt gần gấp đôi vỏ nhựa thông thường nhưng lại dễ dàng tái chế cũng như ít độc hại cho môi trường hơn.


Các hãng cũng đã dần loại bỏ vỏ bọc nylon ngoài sản phẩm cũng như cắt giảm tối đa giấy, bìa cứng hay xu hướng “naked” - sản phẩm không có bao bì. Tiêu biểu như dòng mỹ phẩm bình dân Ordinary, hãng mỹ phẩm handmade Lush hay đại diện của dòng mỹ phẩm cao cấp Dior.


Bên cạnh đó, trào lưu “refill” trong mỹ phẩm ngày càng được ưa chuộng và những cửa hàng mua đồ không rác (zero-waste) phát triển ồ ạt trên thị trường.
- Nguyên liệu
Mỗi năm ngành công nghiệp mỹ phẩm thải ra hàng chục ngàn hóa chất, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nhiều loài động vật biển. Do đó một bước quan trọng để ngành mỹ phẩm trở nên thân thiện với môi trường hơn cần xuất phát từ chính người tiêu dùng hướng tới những dòng mỹ phẩm thiên nhiên và đặc biệt là mỹ phẩm organic. Để đạt tiêu chuẩn chứng nhận thành phần organic trong mỹ phẩm, nguyên liệu phải qua một quy trình sản xuất chặt chẽ, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới hệ sinh thái.


Tính bền vững trong việc khai thác nguyên liệu thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường một cách lâu dài. Khi chọn sản phẩm, bạn hãy chú ý tới biểu tượng của Fair Trade và Rainforest Alliance. Hai logo này chứng minh nguồn nguyên liệu thiên nhiên được khai thác hợp lý và không ảnh hưởng tới hệ sinh thái, nhân công được chi trả xứng đáng.
- Xanh hoá mỹ phẩm
Trong những năm trở lại đây, rất nhiều nhãn hàng lớn từ Âu sang Á đang từng bước cải tiến ngành công nghiệp mỹ phẩm trở nên xanh hơn và sạch hơn. Hãng mỹ phẩm thiên nhiên từ Pháp, Caudalie đã trở thành thành viên của tổ chức “1% dành cho trái đất”. Caudalie quyên góp 1% tổng doanh thu cho hoạt động bảo vệ môi trường.


Bên cạnh đó, Neal’s Yard Remedies, hãng mỹ phẩm organic nổi tiếng từ Anh quốc đã trở thành hãng mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn về CO2 thải ra trong sản xuất 10 năm liên tiếp. Theo dự án rừng Makira, hãng cũng sẽ bảo tồn 82 m2 rừng mưa nhiệt đới đang bị đe dọa ở Madagascar cho mỗi tấn CO2 họ thải ra.
 

Bạn đang xem: Mỹ phẩm gây ô nhiễm môi trường và xu hướng phát triển của ngành
Bài sau
Bình luận (2 bình luận)
binh-luan

Skywoda

28/10/2022

And it really wreaks havoc with the sex lives and with our self image is there a generic cialis available IMPORTANT REMINDER

binh-luan

tewTeamma

20/04/2022

Johnson Mind Wide Open https://bestadalafil.com/ - buy cheap generic cialis online Online Pharmacy Bactrim Ds Cialis Upzwoa https://bestadalafil.com/ - buy cialis cheap

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: